Rối loạn nội tiết tố nữ chắc đã không còn quá xa lạ đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, chỉ từng nghe thôi là chưa đủ, cần phải đi tìm hiểu sâu hơn về nó. Bệnh này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của chị em. Vì vậy, cần phát hiện và chữa trị kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc.
>>Xem thêm: Vinalink lừa đảo hay không?
1.Rối loạn nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố nữ hay còn được gọi với cái tên khoa học là estrogen. Nó là một loại hormone sinh dục nữ, được tiết ra từ buồng trứng. 3 dạng nội tiết tố có trong cơ thể phụ nữ đó là estrogen E1, Estradiol E2 và loại thứ ba là Estriol E3.
2. Nội tiết tố nữ có vai trò gì?
Nội tiết tố này được ví như một nguồn “nhựa sống” của cơ thể người phụ nữ. Nói như vậy là đủ hiểu rằng nó có vai trò quan trọng đến nhường nào. Sinh lý, sức khỏe, nhan sắc,… của phụ nữ đều do nội tiết tố này đảm nhận. Vai trò cụ thể là:
- Tác động đến sức khỏe: Giúp cơ thể duy trì được sự cân bằng, dẻo dai. Làm cho tinh thần tỉnh táo, vui vẻ và phấn chấn. Bảo vệ và ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì cho cơ thể. Ngoài ra nó còn giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng lão hóa xương.
- Tác động đến nhan sắc: Nội tiết tố có quyết định lớn trong việc da mặt bạn có đẹp không. Nội tiết tố cân bằng sẽ làm làn da của bạn mịn màng, hồng hào và săn chắc. Vóc dáng được duy trì cân đối, thon gọn.
- Tác động đến sinh lý: Nội tiết tố nữ tác động đến sự hình thành, phát triển và phân phối trứng trong tử cung. Vì vậy mà nó điều tiết kinh nguyệt đến hàng tháng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng quan trọng trong việc tăng ham muốn, tiết dịch âm đạo để quá trình quan hệ diễn ra trơn tru hơn.
3. Các dấu hiệu khi bị rối loạn nội tiết tố nữ
- Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt đến không đều, chậm kinh. tắc kinh hay rong kinh,… Lượng máu trong quá trình hành kinh lúc ít, lúc nhiều, xuất hiện cục máu đen hoặc nâu sẫm.
- Khi bị rối loạn nội tiết, môi trường axit trong âm đạo bị phá hủy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Điều này có thể gây ra các căn bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm lộ tuyến, viêm nấm,…. Lúc này, âm đạo bị ngứa ngáy khó chịu, có mùi hôi và tiết ra dịch bất thường. Hơn nữa, âm đạo của phụ nữ còn bị khô, gây đau rát khi quan hệ.
- Estrogen còn ảnh hưởng đến cảm xúc của chị em. Vì vậy bị bị rối loạn estrogen, tâm lý của chị em cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Mệt mỏi, áp lực, hay cáu bẩn hay stress không rõ nguyên nhân có thể là do bị rối loạn nội tiết tố nữ.
- Ham muốn tình dục bị suy giảm: Khi bị rối loạn, các chị em thường có tâm lý chán nản, không muốn gần gũi chồng. Hoặc nếu gần gũi cũng không đem lại nhiều khoái cảm.
- Suy giảm nhan sắc: Đây có lẽ là biểu hiện rõ ràng nhất khi vẻ bề ngoài của chị em có những thay đổi rõ rệt. Ngực bắt đầu bị lép và chảy xệ; rất dễ bị béo bụng, thừa cân do mỡ tích tụ; tóc bị xơ và dễ rụng; các vết nám, tàn nhang, đồi mồi xuất hiện nhiều; da lão hóa sớm, nhăn nheo và dễ nổi mụn,…
4. Nguyên nhân gây ra
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là:
- Vấn đề tuổi tác: Nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi theo thời gian; càng cao tuổi, lượng hormone tiết ra estrogen càng ít và lúc đó rất dễ mắc phải bệnh rối loạn nội tiết.
- Mất cân bằng hormone: một tuyến nội tiết nào đó của tiết quá nhiều hoặc quá ít nội tiết tố.
- Hệ thống nội tiết xuất hiện những tổn thương, ví dụ như các khối u,…
- Do chế độ ăn uống thiếu khoa học. Không ăn đủ bữa, ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, chiên xào; không ăn nhiều rau xanh và củ quả. Đặc biệt, một số chị em áp dụng phương pháp giảm cân phản khoa học, đó là nhịn ăn và uống các loại thuốc giảm cân.
- Thói quen thức khuya. Thức khuya để cày một bộ phim hay hoàn thành nốt công việc là thói quen cực kỳ không tốt. Ban đêm từ 11h trở đi là khoảng thời gian cơ thể ở trong trạng thái nghỉ ngơi và thải độc. Hoạt động tần suất cao trong khung giờ này không những gây rối loạn nội tiết mà còn gây ra những căn bệnh nguy hiểm khác như: thận tim mạch, huyết áp,…
- Sống trong môi trường ô nhiễm. Hoạt động trong môi trường bụi bẩn, khói độc hay nguồn nước không hợp vệ sinh lâu dài; việc này khiến sức khỏe bị suy giảm và mất cân bằng nội tiết tố.
- Tinh thần chịu nhiều áp lực. cuộc sống, gia đình, con cái, và công việc chồng chất lên nhau làm phụ nữ gặp nhiều stress. Nếu để kéo dài quá lâu sẽ gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ.
5. Điều trị rối loạn nội tiết tố nữ như thế nào
Để điều trị rối loạn nội tiết tố nữ, điều cần thiết là phải điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài để đạt hiệu quả cao nhất:
- Thay đổi chế độ ăn uống; ăn những thực phẩm lành mạnh, tốt cho nội tiết như cá, hải sản, đậu nành, rau và củ quả,…
- Uống đủ nước mỗi ngày, trung bình từ 1,5-2 lít nước. Bên cạnh đó có thể bổ sung các loại nước ép từ hoa quả và rau xanh.
- Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai cho cơ thể.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ. Nên tập yoga hoặc thiền để giữ tâm lý ổn định
- Không thức khuya, đi ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Hạn chế các chất kích thích không tốt cho cơ thể như rượu, bia, thuốc lá.
- Không sử dụng các loại thuốc một cách bừa bãi mà nên tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Bổ sung các loại thực phẩm chức năng tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó cần bổ sung vitamin A, C, E.
Trên đây là 5 điều cần biết về căn bệnh rối loạn nội tiết tố nữ. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như bạn thực hiện những điều như trên. Nếu ở tình trạng quá nặng, bạn nên đến cơ sở uy tín thăm khám để được điều trị dứt điểm.