Cảnh báo nguy hiểm khi cơ thể bị bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm

Bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm

Bốc hỏa, đổ mồ hôi là những từ ngữ không còn xa lạ; nhất là đối với lứa tuổi trung niên. Triệu chứng này khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi và hay cáu gắt. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề hơn. Vậy nguyên nhân gây ra và cách khắc phục nó như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

>>Xem thêm: Vinalink lừa đảo thật không?

1. Bốc hỏa là gì?

Theo các chuyên gia, bốc hỏa là tình trạng cơ thể thiếu hụt một lượng lớn nội tiết estrogen. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến đối với phụ nữ đang trong độ tuổi tiền mãn kinh. Cơn bốc hỏa gây khó chịu cho người bệnh, làm người bệnh mệt mỏi, hay cáu bẩn và đổ mồ hôi nhiều. Căn bệnh này xảy ra nhiều nhất là vào ban đêm.

2. Các biểu hiện của bốc hỏa

  • Khi cơ thể đang trong trạng thái bình thường, bạn sẽ cảm giác thấy có một nhiệt lượng bùng lên đột ngột trên mặt, vai và cổ.
  • Sau đó khí nóng này sẽ lan ra khắp toàn cơ thể.
  • Kèm theo đó là hiện tượng huyết áp đột nhiên tăng cao, tim đập nhanh và mô hôi tuôn ra như tắm.
  • Tùy theo cơ địa của từng người mà tần suất xuất hiện sẽ khác nhau. Có người sẽ phải hứng chịu cơn bốc hỏa đều đặn và dồn dập, còn có người thì chỉ thi thoảng mới xuất hiện một lần.
  • Thông thường, cơn bốc hỏa kéo dài từ 30 giây đến 30 phút; nhiều nhất là từ 2 đến 3 phút.
Bốc hỏa khiến cơ thể ở trong tình trạng nóng bức, khó chịu
Bốc hỏa khiến cơ thể ở trong tình trạng nóng bức, khó chịu

3. Tại sao lại bị bốc hỏa?

Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất. Nguyên nhân đã gây ra vấn đề này:

  • Do sự thay đổi hormone. Ở độ tuổi trung niên, cơ thể của phụ nữ bị sụt giảm nghiêm trọng về hàm lượng estrogen . Khi buồng trứng không còn sản sinh ra trứng nữa estrogen sẽ giảm đi, vì thế mà nội tiết bị mất cân bằng. Vùng dưới đồi là cơ quan có chức năng kiểm soát việc thèm ăn và ham muốn của chị em; khi estrogen giảm đi, cơ quan này sẽ cảnh báo đến các cơ khác vận hành cơ chế giải phóng một lượng nhiệt.  Khi đó, hệ tuần hoạt hoạt động mạnh hơn, để kịp vận chuyển máu đến các cơ quan, các mạch máu cũng giãn nở to ra; các lỗ chân lông cũng to ra để các tuyến mồ hôi thải ra để kịp làm mát cơ thể. Chính vì vậy mà ta thường thấy bốc hỏa sẽ đi kèm với vã mồ hôi.
  • Sử dụng các loại thuốc khác. Chị em đang gặp các vấn đề về tâm lý và phải dùng thuốc để điều trị. Các loại thuốc làm ảnh hưởng đó là thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau,…
  • Sử dụng các chất kích thích: Những loại đồ uống như rượu, bia, cafe và thuốc lá,… cũng là một trong những nguyên nhân làm phụ nữ bốc hỏa vào ban đêm.
  • Sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Thói quen ưa chuộng sử dụng đồ ăn nhanh này vô cùng không tốt và cần được loại bỏ. Bên cạnh đó, các loại đồ ăn cay nóng, chua, cay cũng nên hạn chế sử dụng.
  • Stress, mệt mỏi kéo dài và liên tục
  • Do tác động từ môi trường: môi trường quá nóng bức, ô nhiễm và khó thở.
  • Do các bệnh lý khác tác động.

>>Xem thêm: 5 điều cần biết về rối loạn nội tiết tố nữ 

Sử dụng các loại thuốc tràm cảm, thuốc giảm đau sẽ làm giảm nồng độ estrogen

Sử dụng các loại thuốc tràm cảm, thuốc giảm đau sẽ làm giảm nồng độ estrogen

4. Làm cách nào để giảm triệu chứng bốc hỏa?

Bốc hỏa tùy từng mức độ nặng nhẹ có thể dùng cách điều trị khác nhau. Nếu ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng cách thay đổi môi trường sống cũng như lối sống sinh hoạt của bản thân. Cụ thể:

  • Thay đổi môi trường để cơ thể thư giãn hơn như: Dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát; giặt chăn ga gối đệm để có giấc ngủ thoải mái. Có thể đặt các chậu cây cảnh trong nhà để có cảm giác tươi mát hơn. Bên cạnh đó, khi ngủ nên mặc những loại đồ ngủ mát mẻ, thoải mái.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ hoặc chiên xào qua nhiều. Bổ sung nhiều rau xanh vào thực đơn của gia đình. Uống đủ lượng nước cần cho cơ thể. Ăn nhiều hoa quả chứa nhiều vitamin A, C, E.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để giữ dáng và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Dọn dẹp, giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát làm giảm cảm giác bốc hỏa về đêm
Dọn dẹp, giữ cho phòng ngủ luôn sạch sẽ, thoáng mát làm giảm cảm giác bốc hỏa về đêm

Còn trong trường hợp chị em nào bốc hỏa thường xuyên, liên tục thì bệnh tình đã trở nên nặng hơn. Lúc này không nên tự đặt thuốc uống mà cần đến ngay các cơ sở uy tín để khám chữa kịp thời. Có 2 cách điều trị bằng thuốc cơ bản, đó là bổ sung nội tiết tố estrogen theo hai cách:

  • Bổ sung bằng hormone thay thế.
  • Bổ sung bằng estrogen thảo dược.

5. Nam giới có bị bốc hỏa không?

Không chỉ các chị em phụ nữ mà các cánh mày râu cũng có thể bị mắc loại bệnh này. Nếu ở nữ giới nguyên nhân là do nội tiết tố estrogen bị suy giảm; thì ở nam giới, nồng độ testosterone bị suy giảm. Những người đang mắc bệnh về tuyến tiền liệt thường có nguy cơ cao bị bốc hỏa do thiếu hụt androgen.

Triệu chứng bốc hỏa ở nam giới cũng tương tự như ở nữ giới. Những cơn nóng đột ngột xuất hiện và lan rộng ra toàn thân, kèm theo đó làn da trở nên đỏ ửng và mồ hôi vã liên tục.

Phụ nữ khi bị bốc hỏa thường kéo dài lâu hơn và khó điều trị hơn; còn ở nam giới thì nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và dễ điều trị hơn.

Nam giới cũng thường xuyên bị bốc hỏa
Nam giới cũng thường xuyên bị bốc hỏa

Bốc hỏa, đổ mồ hôi tưởng chừng như là căn bệnh thông thường và không nguy hiểm; thế nhưng nếu để bệnh tái diễn lâu dài, cơ thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Mệt mỏi, căng thẳng, chán ăn, sụt cân nhanh chóng là những hậu quả mà nó để lại. bên cạnh đó, bốc hỏa còn làm giảm nhu cầu ham muốn của người bệnh; ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Mua theme này: 09072.939.830