Rối loạn kinh nguyệt thường xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì, lứa tuổi tiền mãn kinh. Người bình thường nếu xảy ra tình trạng này có thể đang mắc phải những căn bệnh nguy hiểm. Vậy bạn có đang gặp tình trạng tương tự không? Đọc bài viết dưới đây để xem mình nằm trong trường hợp nào nhé.
>> Xem thêm: Những thực phẩm giúp tăng cường sinh lý nữ
1.Khái niệm về rối loạn kinh nguyệt
Trước tiên, để hiểu rõ hơn về rối loạn kinh nguyệt ta cần hiểu được thế nào là kinh nguyệt. Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung; những máu bẩn, độc hại cùng lớp bong đó tạo thành máu và được đưa từ tử cung ra ngoài âm đạo. Một chu kỳ hành kinh bình thường là 28 ngày; cũng có những chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Rối loạn kinh nguyệt: đây là tình trạng kinh nguyệt có sự thay đổi bất thường về số ngày hành kinh và lượng máu khi đang hành kinh. Hiện tượng rối loạn này có thể xảy ra ở bất kỳ người nào, độ tuổi nào. Thông thường, khi xảy ra tình trạng này tức là cơ thể đang gặp phải vấn đề gì đó. Vì vậy cần để ý chu kỳ hành kinh của bạn để đi khám chữa kịp thời.
2. Các biểu hiện
Nếu bạn để ý, rối loạn kinh nguyệt thường có những biểu hiện rất dễ nhận ra như sau:
- Chu kỳ hành kinh của bạn có thể ít hơn 22 ngày và dài hơn 35 ngày.
- Thời gian hành trong một số trường hợp ngắn hơn 3 ngày; hoặc có thể dài hơn 7 ngày.
- Lượng máu kinh không đều: Ra quá ít hoặc quá nhiều.
- Màu sắc của máu kinh: Máu kinh bình thường là máu có màu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh; nếu máu kinh có màu đen, nâu thẫm hoặc có các tạp chất vón cục, mùi hôi tanh là máu không bình thường.
- Giữa kỳ kinh ngày và kỳ kinh tiếp theo xuất hiện tình trạng âm đạo ra máu bất thường.
- Một số trường hợp có thể bị mất kinh vài tháng mới có lại
- Đau bụng dưới dữ dội lan sang thắt lưng, vùng xương chậu và bắp chân.
3. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều
3.1 Do tác động của nội tiết tố:
- Mỗi người phụ nữ đều trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của cuộc đời; tình trạng nội tiết tố nữ cũng thay đổi thất thường theo thời gian.
- Ở lứa tuổi dậy thì, rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra thường xuyên; vì lúc này nội tiết tố nữ đang cần thời gian nhất định để đạt được sự cân bằng.
- Ở lứa tuổi trung niên hay tiền mãn kinh: nội tiết tố estrogen suy giảm, chu kỳ hành kinh từ đó cũng thay đổi theo.
3.2 Do mang thai, cho con bú
Khi mang thai, nội tiết tố của bạn sẽ thay đổi rõ rệt, bạn sẽ không xuất hiện kinh nguyệt nữa.
3.3 Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Các viên thuốc tránh thai khẩn cấp làm kinh nguyệt của bạn không đều, lượng máu khi hành kinh có thể ra ít hoặc ra nhiều.
3.4 Mắc các bệnh về tử cung
Khi mắc các bệnh nguy hiểm về tử cung như: đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung,…
Ngoài ra còn có thể do mắc các bệnh như u tuyến giáp, u tuyến yên, tiểu đường,…
3.5 Thừa cân, béo phì
Khi bạn tăng cân quá nhanh hoặc béo phì sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, đây cũng là biểu hiện của bệnh đa nang buồng trứng và các bệnh lý tuyến giáp.
3.6 Các nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân khác như sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá; vận động quá mức; môi trường bị ô nhiễm; căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian quá dài.
4. Hậu quả của rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt nếu bạn cứ chủ quan và không chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Dễ mắc các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, nấm, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung,…
- Nguy cơ mắc vô sinh
- Ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt tình dục
- Ảnh hưởng đến tâm lý phụ nữ, dễ nổi nóng, cáu gắt
- Làn da chị em trở nên kém sắc, dễ nổi mụn nhọt
- Dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm về tử cung
- Rất dễ thiếu máu
- Cơ thể mệt mỏi, chán nản, thiếu sức sống
- Lão hóa nhanh
5. Cách điều trị
Nếu bạn đang mắc bệnh ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi ngay cả khi ở nhà. Còn những trường hợp nặng hơn thì nên đến khám ở các cơ sở uy tín. Các phương pháp điều trị cơ bản là:
- Giữ cho tinh thần thoải mái, thư thái, tránh căng thẳng,..
- Thay đổi lối sống, ăn uống đủ chất, lành mạnh; sử dụng những loại thực phẩm tốt cho buồng trứng và tử cung.
- Kết hợp luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tối thiểu 30 phút một ngày.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống kích thích
- Không nên quá lạm dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, trầm cảm,…
- Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
- Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
>>Xem thêm: Công ty đa cấp Vinalink lừa đảo có đúng hay không?
Trên đây là tất tần tật những gì về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. nếu bạn gặp phải những biểu hiện như trên thì không nên tự đi mua thuốc; bởi vì khi sử dụng thuốc sai liều bệnh tình có thể chuyển biến phức tạp hơn.