Thận yếu là căn bệnh rất nhiều người đang mắc phải. Căn bệnh này không những làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; mà còn ảnh hưởng đến sinh lý người bệnh. Nhiều trường hợp không phát hiện sớm nên không được cứu chữa kịp thời. Vì thế đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
>>Xem thêm: Công ty đa cấp Vinalink lừa đảo có đúng hay không?
1. Các biểu hiện của thận yếu
Nếu như bạn đang có những biểu hiện dưới đây thì nên cẩn thận và đi kiểm tra để được điều trị kịp thời nhé. Bệnh thận yếu có những biểu hiện cụ thể như sau:
1.1 Mất ngủ hoặc khó ngủ
Khi thận gặp vấn đề, bạn sẽ cảm thấy khó vào giấc, thậm chí là bị mất ngủ. Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể xảy ra đối với những người đang gặp vấn đề về thận.
1.2 Cơ thể suy nhược, xanh xao, mệt mỏi
Khi thận hoạt động bình thường, các độc tố tích tụ trong máu sẽ bị lọc và đào thải thông qua đường tiểu. Tuy nhiên, khi thận bị suy yếu, độc tố bị giữ lại trong máu. Việc này khiến lượng oxy trong máu bị giảm đi, các tế bào khác không đủ oxy để hoạt động. Chính vì vậy cơ thể dễ lâm vào trạng thái mệt mỏi, vàng vọt.
1.3 Làn da bị khô và thô ráp
Khi thận mất khả năng cân bằng các chất khoáng trong máu thì da sẽ có sự thay đổi. Da trở nên khô và thô ráp, kèm theo hiện tượng là ngứa da.
1.4 Đi tiểu thường xuyên, nhiều lần
Những người bị thận yếu thường số lần đi tiểu sẽ tự nhiên tăng lên, đặc biệt tiểu nhiều vào ban đêm.
1.5 Trong nước tiểu có lẫn máu
Khi thận hoạt động bình thường, thận chỉ lọc những chất thải và độc tố, còn hồng cầu vẫn được giữ nguyên. Còn khi thận gặp vấn đề, hồng cầu có thể bị lẫn vào trong nước tiểu. Bên cạnh bệnh thận yếu, khi nước tiểu có lẫn máu ở bên trong thì có thể mắc các bệnh lý khác như:
- Viêm đường tiết niệu
- Viêm niệu đạo
- Sỏi thận
- Ung thư thận
- Nhiễm trùng thận
1.6 Khi tiểu xuất hiện bọt nước
Khi đi tiểu mà thấy xuất hiện bọt nước thì có thể trong nước tiểu có chứa protein.
1.7 Các biểu hiện khác
- Đau lưng
- Bọng mắt sưng
- Mắt cá chân, bàn chân bị sưng
- Không thèm ăn, mất khẩu vị
- Cơ bắp hay bị chuột rút
2. Hậu quả của thận yếu đối với sinh lý
Thận yếu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn có tác động nghiêm trọng đến sinh lý.
2.1 Thận yếu đối với nam giới
Khi nam giới gặp các vấn đề về thận, cơ thể có thể xảy ra những thay đổi xấu như: rụng tóc, sạm da, hơi thở có mùi, cơ thể có mùi,… Những vấn đề đó sẽ gây ra chướng ngại tâm lý cho cánh mày râu, khiến cho họ mặc cảm hoặc tự ti với bạn tình. Ngoài ra, nhiều người nghĩ rằng bệnh này nếu quan hệ sẽ làm cho bệnh tình trở nặng thêm. Vì vậy mà nam giới thường ngại gần gũi với đối phương. Đặc biệt, thận yếu còn gây đau lưng, việc này gây khó khăn trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong khi quan hệ.
Ngoài chức năng lọc, thải chất độc, thận còn có nhiệm vụ sản sinh ra các hormone. Vì vậy, khi thận gặp vấn đề, các hormone được sản sinh không đều dẫn đến, mất cân bằng về nội tiết. Khi phái mạnh bị rối loạn nội tiết sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu và khả năng tình dục.
Bên cạnh đó, thận yếu còn ảnh hưởng đến sự cương cứng của dương vật. Máu không được lưu thông đầy đủ đến dương vật có thể gây ra hiện tượng rối loạn cương dương.
2.2 Thận yếu đối với nữ giới
Đừng nghĩ rằng thận yếu chỉ ảnh hưởng đến sinh lý nam giới; mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến nữ giới. Nữ giới bị thận yếu dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, gầy nhanh chóng. Nội tiết tố thay đổi, kinh nguyệt không đều, khó có thai, khô âm đạo và dễ mắc các bệnh phụ khoa. Ngoài ra, thận yếu còn ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của họ. Xanh xao, vàng vọt, da khô, sạm và nám làm mất thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, thận yếu còn làm giảm ham muốn của phụ nữ, lâu dần dẫn đến vô cảm trong các cuộc yêu. Mắc các vấn đề về thận ảnh hưởng từ từ đến sinh lý của nữ giới chứ không hiện ra rõ ràng như nam giới. Chính vì vậy, khi mắc các bệnh về thận cũng như phụ khoa, nữ giới thường ngại chia sẻ với chồng hoặc bạn tình của mình.
Đặc biệt, do không có những biểu hiện bệnh rõ ràng như nam giới nên chị em khó phân biệt bệnh này với các bệnh lý khác. Vì vậy, ngâm bệnh lâu ngày bệnh sẽ càng nặng thêm; đến lúc đi khám thì bệnh tình đã chuyển biến phức tạp.
>>Xem thêm: 5 điều cần biết về rối loạn nội tiết tố nữ
3. Làm gì để cải thiện bệnh tình?
Để ngăn ngừa cũng cũng như cải thiện tình trạng thận yếu, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống sao cho phù hợp.
Chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Người bị thận yếu nên bổ sung nguồn dưỡng chất từ các loại thịt, cá và vitamin từ hoa quả.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, chiên xào, nhiều dầu mỡ
- Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn như rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, cafe,…
- Uống nhiều nước là điều quan trọng cần lưu ý.
- Không nên thức quá khuya
- Tập thể dục bằng những bài tập nhẹ nhàng, mỗi ngày ít nhất 30 phút
- Không nên nhịn tiểu
Từ những điều mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, chúng ta thấy rằng thận yếu ảnh hưởng rất lớn đối với sinh lý con người. Vì vậy hãy duy trì cho mình một lối sống lành mạnh để tránh xa căn bệnh này nhé. Khi gặp các triệu chứng như trên, không nên chủ quan mà phải đi khám để được điều trị kịp thời.